My dear Sài Gòn!

Bạn đang đọc : My dear Sài Gòn! - 7 phút đọc Bài tiếp theo
MY DEAR SÀI GÒN


Tôi nợ Sài Gòn một lời xin lỗi!

Một người trẻ, đã đi nhiều nơi, đã đặt chân tới từng vùng cao Tây Bắc cho đến những khu chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long như tôi – lại chưa đi nổi một vòng Sài Gòn.

Có lần trên đường đi học, một du khách nước ngoài hỏi tôi Nhà Hát Thành Phố ở đâu, tôi ú ớ. Tôi đã từng nghe về nơi đó, nhưng chưa một lần để ý hay quan tâm về nó. Và tôi chợt nhận ra, hình như Sài Gòn mình có những gì, ở đâu – tôi đều mù mờ hết thảy! Nhà Hát Thành Phố chỉ là một trong những niềm tự hào của Sài Gòn mà tôi bỏ lỡ. Nếu Sài Gòn là người yêu của tôi, hẳn cô ấy đã rất chạnh lòng. Bởi tôi biết Tháp Eiffel nằm ở Paris của Pháp, tôi biết tháp nghiêng Pisa nằm ở Pisa của Ý, tôi biết Quảng trường Thời đại ở New York nước Mỹ… mà tôi chẳng biết Bưu điện thành phố ở đâu, Nhà thờ Đức Bà khúc nào. Tôi biết mỗi Chợ Bến Thành vì tôi hay đi xe buýt có tuyến ngang đây.

Hôm nay, tôi quyết tâm tìm lại Sài Gòn thân yêu trong tim mình, nơi tôi đã gắn bó cả quãng đời tuổi trẻ, và cả tương lai sau này - Để tôi không cảm thấy ngại khi ai đó hỏi tôi về những nơi tạo nên dấu ấn của Sài Gòn, để niềm tự hào về quê hương không phai mờ trước những miền đất, những công trình hùng vĩ khác trên thế giới.

Đầu tiên, tôi sẽ đến Nhà Thờ Đức Bà. Chỗ này nổi tiếng lắm, tôi cũng nghe nhiều, nhưng chưa bao giờ đến, địa điểm chụp ảnh yêu thích của các bạn trẻ là nơi đây.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tiếng Anh: Immaculate Conception Cathedral Basilica, tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saïgon, gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam.

Sau đó, tôi sẽ đi thăm Nhà Hát và Bưu Điện Thành Phố.

Nhà hát Thành phố còn có tên gọi là Nhà hát lớn Sài Gòn - đây là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc "flamboyant" của thời Đệ tam cộng hòa Pháp. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.

Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 300 thành lập Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền đương thời phục hồi chức năng cũ là nhà hát thành phố cũng như đã cho phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn... trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát. Tổng kinh phí trùng tu phục chế vào khoảng 25 tỷ đồng thời giá bấy giờ.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn thì là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.

Bên ngoài, phía trước tòa nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế, trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn. Vào phía trên trong, hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử mang tên: Saigon et ses environs, 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936. Một điều thú vị mà mãi cho đến bây giờ tôi mới biết đó là Bưu điện Thành Phố nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà.

Chợ Bến Thành thì khỏi phải nói rồi, tôi đi đâu hầu như đều ngang qua đây! Những chưa bao giờ tôi tìm hiểu hay biết về lịch sử của nó cho đến hôm nay.

Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như là "phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông”. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước.

Năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sáp nhập hai con đường lại làm một thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp (nay là đường Nguyễn Huệ). Khu chợ càng trở nên đông đúc với các cửa hiệu phần nhiều là của người Hoa, người Ấn Độ và người Pháp.

Tuy nhiên, khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể bị sụp đổ. Để tránh tai họa, người ta phải phá chợ, chỉ còn gian hàng thịt, vì mái tôn nhẹ, nên chưa bị phá. Đồng thời, người Pháp cũng lựa chọn một địa điểm để xây cất một khu chợ mới lớn hơn để phục vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là Bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.

Tôi vốn dĩ đã không hề biết Sài Gòn nhỏ bé, thân yêu của tôi có những mảng lịch sử oai hùng như thế, gian truân thư thế. Càng hiểu về Sài Gòn, tôi càng thêm yêu mảnh đất, con người nơi đây!

Tất cả những địa điểm trên đều là những di tích lịch sử của Việt Nam về thời Pháp thuộc, là nơi thu hút rất nhiều khách tham quan và du lịch khi đến Việt Nam, nhất là đã đến với Sài Gòn thì càng không thể bỏ qua.

Sau cùng, tôi chỉ muốn nhắn nhủ một điều, bạn có thể như tôi – lãng quên Sài Gòn hay bạn đã “mòn chân” qua những nơi nổi tiếng của Sài Gòn, hãy tìm hiểu và nuôi giữ một tình yêu thương, một niềm tự hào dành cho mảnh đất này bạn nhé!

Tiếp tục đọc

Sống với thiên nhiên.

Đã bao giờ vào một buổi sáng thức dậy, bạn cảm thấy không khí thật ngột ngạt bí bách?Đã bao...

Nến thơm - Thư giãn sau những mỗi ngày mệt mỏi

Nến thơm có lẽ luôn là món hàng khá xa xỉ với mọi người bởi giá khá đắt và cũng...

Để lại bình luận

Bình luận sẽ được kiểm duyệt trước khi được đăng lên trang.